Mặc dù việc căt giảm khí thải gây hiêu ứng nhà kính đang được tiến hành nhanh chóng trên thế giới, nhưng những ảnh hưởng của chúng đối với môi trường vẫn sẽ còn tiếp tục trong 30 năm nữa.
Theo báo cáo gần đây nhất của nhà kinh tế học Nicholas Stern, việc thay đổi khí hậu của Trái đất nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hành tinh này với chi phí khoảng 3,68 ngàn tỉ bảng Anh hay ít nhất 1% tổng thu nhập quốc nội của tất cả các quốc gia trên thế giới cho việc giải quyết hậu quả .
Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng : nếu chúng ta không có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ thì trong một tương lai không xa 200 triệu người sẽ mất hết nhà cửa vì hạn hán và lũ lụt. “Muốn vậy, cần có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên thế giới” Ông Chancellor Gordon Brown tuyên bố.
Vương quốc Anh sẽ trở thành nước đầu tiên đáp lại sự hưởng ứng của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.
Chìa khóa để giải quyết vấn đề này là các nước có nền công nghiệp phát triển như Mĩ, Trung Quốc phải cắt giảm lượng chất thải ra môi trường. Ông Nicholas Stern nhấn mạnh : các nước gây ra ô nhiễm môi trường cần phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả mà họ mang lại.
Báo động môi trường toàn cầu
Trong bản báo cáo của mình, ông Nicholas cảnh báo, nếu chúng ta không cắt giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, sự thay đổi khí hậu trên Trái đất sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Và kéo theo nó là một loạt những hậu quả khôn lường:
– Nước biển dâng cao gây ra lũ lụt, đe dọa tới cuộc sống của khoảng 100 triệu người.
– Băng tan, gây ra tình trạng thiếu nước cho hơn 1/6 dân số trên thế giới.
– Các loài động vật hoang dã bị đe dọa, hơn 40 % số loài có thể bị tuyệt chủng.
– Hạn hán khiến cho từ 10 – 100 triệu người trở thành dân tị nạn.
“Giá của môi trường”
Thư kí của Tổ chức Môi trường thế giới ông David Miliban ước tính một phần lớn tiền thuế sẽ được tiêu dùng để làm thay đổi hành vi của con người và bù đắp lại những thiệt hại do việc nóng lên của Trái đất gây ra. Ông Brown đã đề nghị Phó cựu Tổng thống Al Gore làm cố vấn môi trường cho tổ chức này.
Nếu con người không có những hành động kịp thời ngay từ bây giờ, thì tương lai phải mất từ 5 đến 20% GDP cho việc cắt giảm lượng khí thải vào không khí và con người sẽ không thể sinh tồn trên rất nhiều vùng đất, người dân ở những quốc gia nghèo đói sẽ phải chịu thiệt hại đầu tiên -mà điển hình nhất là châu Phi.
Chúng ta cũng có thể bảo vệ Trái đất khỏi nguy cơ bị nóng lên bằng cách tìm ra những nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời.
Cùng với việc thay đổi cách cư xử của con người với môi trường, chúng ta có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu đối với con người. Tuy nhiên, bất kì kế hoạch nào cũng cần phải được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Việc làm cần thiết nhất hiện nay
Báo cáo của Stern kêu gọi cộng đồng quốc tế ký cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2007 thay vì năm 2010 hay 2011, khi chúng ta đạt được sự đồng thuận của tất cả các nước trong việc cắt giảm lượng khí CO2 và các khí thải khác ở hiệp định thư Kyoto.